Generali Việt Nam công bố lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt hơn 927 tỉ đồng
Điểm nhấn đặc biệt của chiến dịch là Sự kiện sum vầy đón Tết được Mondelez Kinh Đô tổ chức vào các ngày 25-26.1.12025 (nhằm ngày 26-27 Tháng Chạp) tại Nhà Văn hóa Thanh Niên TP.HCM. Khách mời tham dự sự kiện là những ai không về quê ăn Tết, không chỉ các bạn sinh viên, người lao động, mà còn là những người đang làm việc xa quê, vì nhiều lý do khác nhau không thể đoàn viên với gia đình.Mondelez Kinh Đô mong muốn tạo ra một không gian Tết ấm áp và vui tươi, nơi mọi người có thể cùng sẻ chia, kết nối và đón Tết như một gia đình, bất kể mọi người ở đâu hay hoàn cảnh ra sao. Trong không gian được thiết kế đậm nét văn hóa Tết của các vùng miền, mọi người sẽ có cơ hội tham gia ca hát, vui chơi, kết nối thêm bạn bè và cùng nhau tận hưởng những phút giây sum vầy ý nghĩa. Đặc biệt, sự kiện còn mang đến trải nghiệm xem bắn pháo hoa rực rỡ, tạo nên những khoảnh khắc trọn vẹn để chào đón năm mới.Thủ tướng chỉ đạo xử lý vướng mắc để nâng hạng thị trường chứng khoán
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
“Maradona mới“: Một gánh nặng cần được… đổ đi!
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 01/2025 bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010 ngày 30.11.2010 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Theo đó, Chính phủ bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010. Như vậy, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống không còn được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng như quy định hiện hành. Quyết định trên có hiệu lực từ ngày 18.2. Quy định mới được đưa ra sẽ giúp ngăn chặn làn sóng hàng giá rẻ từ các nước ồ ạt xâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhất là theo chân các sàn thương mại điện tử bùng nổ gần đây. Điều đó khiến cho hàng hóa sản xuất trong nước không thể cạnh tranh, nhà nước thất thu thuế. Các chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội đều đồng tình cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải bỏ quy định miễn thuế cho hàng nhập khẩu có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống đã được ban hành cách nay hơn 14 năm.Trước đó, báo cáo từ Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội dẫn số liệu của Tổng công ty CP Bưu chính viễn thông cho biết, tại thời điểm tháng 3.2023, có trung bình 4 - 5 triệu đơn hàng/ngày được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam. Giá trị mỗi đơn hàng được chia nhỏ từ 100.000 - 300.000 đồng; hằng ngày trung bình có khoảng 45 - 63 triệu USD, một tháng khoảng 1,3 - 1,9 tỉ USD giá trị hàng hóa được luân chuyển qua các sàn thương mại điện tử. Ước tính theo số liệu nói trên, bình quân mỗi ngày có hơn 1.000 tỉ đồng hàng giá rẻ được nhập khẩu thì tiền thuế giá trị gia tăng (10%) và thuế nhập khẩu (giả sử bình quân 5%) thì mỗi năm nhà nước đã thất thu hơn 50.000 tỉ đồng.
Ngày 22.2, nguồn tin PV Thanh Niên cho biết Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đã có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ "Ủy quyền tách thửa bị bán đất lưu giữ mồ mả ông bà" tại bản án dân sự phúc thẩm số 273/20241DS-PT ngày 25.4.2024 của TAND tỉnh Bến Tre. Theo Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM, bản án sơ thẩm của TAND H.Mỏ Cày Bắc và phúc thẩm của TAND tỉnh Bến Tre chưa xem xét đầy đủ, toàn bộ tài liệu, hồ sơ chứng cứ vụ án dẫn đến phán quyết làm ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình ông Trần Hữu Hạnh và vợ là bà Mai Thị Bé (cùng 72 tuổi, ở ấp Hòa Hưng, xã Hòa Lộc, H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Cụ thể, vợ chồng ông Hạnh ủy quyền cho con trai là Trần Thanh Hải (44 tuổi) làm thủ tục tách thửa (thửa số 77) nhưng chưa có đầy đủ chữ ký của các thành viên trong hộ (đất hộ). Nội dung ủy quyền lại của Hải cho Trần Thái Duy (34 tuổi, quê quán ở TX.Đồng Xoài, Bình Phước) đã vượt quá ủy quyền ban đầu, gây nhầm lẫn và không có nội dung ủy quyền cho Duy được thỏa thuận về giá để bán lại cho người khác. Do đó, các hợp đồng này vô hiệu.Việc chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất số 77 của Duy cho các bên tiếp theo cũng chỉ thực hiện trên giấy tờ chứ không có đo đạc thực tế; chưa ghi nhận hiện trạng sử dụng đất, tài sản có trên đất; không có ý kiến những người đang có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đang ở trên thửa đất; định giá trị hơn 13 tỉ đồng so với 800 triệu đồng giao dịch là chênh lệch rất lớn...Do đó, đây là hợp đồng không thể thực hiện được nên hợp đồng bị vô hiệu. Quan trọng hơn, hợp đồng ủy quyền ban đầu của vợ chồng ông Hạnh với Hải, Hải với Duy vô hiệu nên hợp đồng giao dịch các bên nhận chuyển nhượng thửa đất số 77 tiếp theo cũng vô hiệu.Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy các bản án phúc thẩm và sơ thẩm để trả hồ sơ về cho cấp sơ thẩm xét xử lại theo thủ tục chung. Đồng thời, đình chỉ thi hành bản án dân sự phúc thẩm số 273/20241DS-PT ngày 25.4.2024 của TAND tỉnh Bến Tre. Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 29.11.2018, vợ chồng ông Trần Hữu Hạnh và bà Mai Thị Bé ký ủy quyền cho con là ông Trần Thanh Hải liên hệ với chính quyền để tách thửa đất số 77 (diện tích hơn 2.000 m2, liền bên nhà vợ chồng ông Hạnh đang ở - PV). Tuy nhiên, do ông Hải chỉ mới học hết cấp tiểu học nên ngày hôm sau (30.11.2018), ông Hải đã ủy quyền cho Trần Thái Duy (Duy thường trú ở nhà nội của Duy tại xã Hòa Lộc, gần nhà Hải - PV) làm thủ tục tách thửa thay mình.Ngày 4.12.2018, Duy ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ thửa đất số 77 cho ông Đ.T.S. (35 tuổi, ở Q.Tân Bình, TP.HCM) với giá 800 triệu đồng. Từ khi ủy quyền cho Duy, ông Hải cũng không còn liên lạc được với Duy vì Duy đã rời khỏi địa phương.Cuối tháng 5.2019, vợ chồng ông Hạnh tá hỏa khi nhận giấy triệu tập của TAND H.Mỏ Cày Bắc do ông S. khởi kiện, yêu cầu ông Hạnh phải dỡ bỏ một phần nhà mà vợ chồng ông đang ở (do ngôi nhà xây trên một phần thửa đất số 77) và cất bốc 12 ngôi mộ tổ tiên; đồng thời yêu cầu vợ chồng ông Hải phải tháo ngôi nhà gỗ mà vợ chồng ông đang ở mang đi nơi khác.Trong lúc đang tranh chấp thì Đ.T.S. bán tiếp thửa đất số 77 cho bà T. và bà H. (ở xã Sơn Hòa, H.Châu Thành, Bến Tre) với giá 300 triệu đồng. Sau đó, bà T. và bà H. thuê nhân công, xe cuốc đến đào xới đất, chặt hàng chục cây dừa và yêu cầu vợ chồng ông Hải phải rời khỏi thửa đất 77.Từ đó đến nay, gia đình ông Hạnh thường xuyên xung đột gay gắt với phía bà T. và bà H.Tháng 8.2023, TAND H.Mỏ Cày Bắc định giá thửa đất số 77 có tổng giá trị hơn 13 tỉ đồng và tuyên xử sơ thẩm gia đình ông Hạnh thua kiện. Lý do đưa ra là các hợp đồng trong hồ sơ vụ án này đều được thực hiện đúng pháp luật.Bản án tuyên cho vợ chồng ông Hải lưu cư 3 tháng, trong thời gian này phải tự tháo dỡ nhà cửa; buộc bà T. và bà H. giao lại cho gia đình ông Hạnh phần đất (được tách từ thửa số 77) với tổng diện tích hơn 500 m2. Đây là các phần đất có 12 ngôi mộ, một phần ngôi nhà của vợ chồng ông Hạnh đang ở. Ngược lại, gia đình ông Hạnh phải bồi thường số tiền hơn 3,2 tỉ đồng cho bà T. và bà H. Sở dĩ tòa án tuyên gia đình ông Hạnh được mua lại tổng số hơn 500 m2 vì để đảm bảo đủ diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre (500 m2 trở lên).Ngày 29.9.2023, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bến Tre đề nghị TAND tỉnh Bến Tre xử phúc thẩm, tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là gia đình ông Trần Hữu Hạnh.Đến ngày 25.4.2024, TAND tỉnh Bến Tre xét xử phúc thẩm, bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm.
Samsung trình làng bộ nhớ RAM mạnh nhất cho smartphone
Live concert Trạm yêu dự kiến diễn ra tại Cung thể thao điền kinh Mỹ Đình vào ngày 8.3. Trước đó, khi chương trình công bố mở bán vé đã gặp tình huống hệ thống quá tải, khiến ban tổ chức phải lên tiếng trấn an khán giả. Một trong những lý do khiến Trạm yêu nhận được sự quan tâm là vì sở hữu dàn nghệ sĩ đình đám, trong đó phải kể đến những gương mặt quen thuộc của show Anh trai vượt ngàn chông gai như NSND Tự Long, Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven, Rhymastic.Trong đó, Soobin Hoàng Sơn là cái tên cuối cùng được ban tổ chức công bố. Năm 2024, nam ca sĩ liên tục gặt hái thành công khi công phá tại các lễ trao giải như Mai vàng, Wechoice Awards, Làn sóng xanh… Trong chương trình “mở bát” này, giọng ca 9X sẽ cùng NSND Tự Long, Cường Seven, Rhymastic ôn lại những kỷ niệm đẹp thời tham gia Anh trai vượt ngàn chông gai, nghiên cứu phát triển thêm những màn trình diễn dành tặng khán giả. Trên trang cá nhân, NSND Tự Long hào hứng chia sẻ về cuộc hội ngộ với các “anh tài” trong live concert sắp tới. Anh chia sẻ: “Táo tôi đã lên thiên đình tham dự buổi chầu cuối năm báo cáo về tình hình hạ giới. Cả thiên đình nghe nói năm qua có chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai hot lắm, vé concert săn hụt hoài ai cũng tiếc hùi hụi. Thế là tôi mời luôn dàn táo ngày 8.3 xuống Cung thể thao điền kinh Mỹ Đình xem Trạm yêu”. Không tham gia Anh trai vượt ngàn chông gai nhưng Hoàng Dũng là người có cá tính, mang dấu ấn riêng đậm nét trong giọng hát và các sáng tác. Hai năm khá im hơi lặng tiếng vừa qua chính là thời gian để anh ấp ủ, cho ra mắt những ca khúc mới như La bàn hay Cuối tuần. Sự có mặt của anh hứa hẹn mang tới những màn kết hợp mới lạ, bùng nổ trong live concert.Trạm yêu - Hẹn ước thời không được chia thành 4 chương, thể hiện 4 giai đoạn tình cảm mà ai cũng có thể đã trải qua. Live concert bắt đầu bằng những rung động ngây ngô - qua những tình yêu nồng thắm, đến những lỡ hẹn cách xa nhau, và cuối cùng là đúng người, đúng thời điểm để vun đắp hạnh phúc. Các nghệ sĩ cũng được sắp xếp xuất hiện ở những trạm dừng này, với những ca khúc phù hợp, để nâng đỡ cảm xúc của khán giả.